Đổi mới tuyên truyền để nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các hành vi xâm hại trẻ em

Chính sách 10:33 | 18/11/2022
(LĐ&PL) Tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về trẻ em (ngày 17/11), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tình trạng xâm hại trẻ em còn phức tạp dưới nhiều hình thức. Cần tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để người dân và xã hội nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các hành vi này; giải quyết vụ việc vi phạm quyền trẻ em đến từng đối tượng, gia đình, cộng đồng dân cư…
Chú ý bảo vệ sức khỏe trẻ em khi giao mùa Hà Nội đề nghị đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, trong 10 tháng của năm 2022, Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 399.500 cuộc gọi, 8.900 lượt thông báo qua ứng dụng, thực hiện 24.700 cuộc gọi tư vấn, 1.400 ca hỗ trợ can thiệp.

Thống kê của Bộ Công an cho biết, trong 9 tháng của năm 2022, trên toàn quốc đã phát hiện 1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ em. Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.934 vụ với 2.146 bị cáo phạm tội xâm hại người dưới 18 tuổi theo thủ tục sơ thẩm; giải quyết, xét xử 1.909 vụ với 2.116 bị cáo…

Các bộ, ngành, tổ chức chủ động tham mưu, phối hợp liên ngành trong hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan và thực hiện quyền trẻ em; tăng cường rà soát, bổ sung, xây dựng, tham gia ký kết và triển khai các quy chế, kế hoạch phối hợp liên ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ.

Nhiều mô hình, giải pháp, quy trình thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề trẻ em đã và đang triển khai tại địa phương. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trẻ em, việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em tiếp tục được tổ chức theo nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, ngành về Luật Trẻ em, thực hiện quyền trẻ em tiếp tục được chú trọng, quan tâm thực hiện.

Đổi mới tuyên truyền để nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các hành vi xâm hại trẻ em
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về trẻ em - Ảnh: VGP/Đình Nam

Ngoài ra, hoạt động kiểm tra liên ngành thực hiện Luật Trẻ em, quyền trẻ em tiếp tục được Ủy ban Quốc gia về trẻ em quan tâm chỉ đạo thực hiện; hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em tiếp tục được tăng cường thực hiện củng cố, kiện toàn; thực hiện hội nhập và hợp tác quốc tế sâu rộng hơn trong bảo đảm thực hiện quyền trẻ em…

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, bên cạnh kết quả đã đạt được, tình hình xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp. Việc chủ động phòng ngừa xâm hại trẻ em chuyển biến còn chậm. Công tác tổ chức phiên tòa xét xử các vụ án xâm hại trẻ em còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh còn chưa chủ động, kịp thời. Tỉ suất tử vong trẻ em, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi vẫn còn cao. Việc triển khai, nhân rộng mô hình, giải pháp, quy trình thực hiện quyền trẻ em còn chậm…

Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ các khó khăn, thách thức về cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em thuộc vùng sâu, vùng xa, trẻ em miền núi; thuận lợi và khó khăn trong công tác tham vấn, tâm lý học đường góp phần chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em cũng như triển khai thực hiện Công điện 398/CĐ-TTg ngày 2/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống đuối nước trẻ em.

Các ý kiến thống nhất, năm 2023, Ủy ban Quốc gia về trẻ em tập trung một số nhiệm vụ chính như: Tăng cường phối hợp liên ngành trong xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến công tác trẻ em và thực hiện quyền trẻ em; phát triển nguồn lực thực hiện quyền trẻ em; triển khai can thiệp đa ngành, đa lĩnh vực; tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động truyền thông; tăng cường triển khai các cuộc kiểm tra, thanh tra liên ngành; tiếp tục nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em; tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về quyền trẻ em…

Đổi mới tuyên truyền để nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các hành vi xâm hại trẻ em
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá các bộ, ngành, tổ chức thành viên Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã chủ động tham mưu, phối hợp trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, có nhiều giải pháp cụ thể, tiếp tục làm mới mô hình hướng dẫn thực hiện quyền trẻ em trong các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, trợ giúp xã hội… Cùng với đó, nguồn lực dành cho công tác trẻ em tiếp tục được quan tâm đầu tư.

Trong nhiều hạn chế, tồn tại của công tác bảo vệ quyền trẻ em, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tình trạng xâm hại trẻ em còn phức tạp dưới nhiều hình thức; cùng với đó, tỉ lệ tai nạn thương tích, nhất là đuối nước còn rất cao. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi vẫn cao 2-3 lần so với vùng đồng bằng; những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tâm lý, tâm thần của trẻ em…

Nêu rõ hoạt động của bộ máy, đầu mối bảo vệ trẻ em ở địa phương còn nhiều bất cập, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, tổ chức tiếp tục kiện toàn; nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu với Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030; phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội tại cơ sở…

Phó Thủ tướng yêu cầu, trong thời gian tới cần tập trung việc tổng kết Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5/12/2012 của Bộ Chính trị về việc về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

Các hoạt động truyền thông, tuyên truyền cần tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh để người dân và xã hội nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các hành vi xâm hại trẻ em; giải quyết vụ việc vi phạm quyền trẻ em đến từng đối tượng, gia đình, cộng đồng dân cư, từ đó xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý các giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại; phòng ngừa tai nạn đuối nước trẻ em; chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em giai đoạn đầu đời; chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em; chăm sóc trẻ em mồ côi do dịch Covid-19; các chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó chú trọng địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất…

Phương Ngân
Link gốc:

Tin khác

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ngày 14/11, Bộ Y tế thông tin về việc đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

(LĐ&PL) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Từ thực tiễn này đòi hỏi cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi đồng thời bảo đảm quyền, chế độ cho họ.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

(LĐ&PL) Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.
Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

(LĐ&PL) Khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, điều kiện hưởng lương hưu có một số điều chỉnh so với luật hiện hành (Luật BHXH năm 2014).
Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ngày 14/11, Bộ Y tế thông tin về việc đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

(LĐ&PL) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Từ thực tiễn này đòi hỏi cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi đồng thời bảo đảm quyền, chế độ cho họ.
Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường tại thành phố Hà Nội không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.
Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Ủy ban Pháp luật thống nhất báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Sáng 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho cơ quan báo, chí về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Dù phải làm những công việc giản đơn, bấp bênh, song nhiều lao động phi chính thức vẫn không mặn mà với việc học nghề để có một công việc chắc chắn với thu nhập ổn định hơn.
Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có phản hồi về chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định hiện nay và cách tính lương hưu đối với người lao động trong trường hợp này.
Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ triển khai thu tiền BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo mức lương cơ sở mới (2.340.000 đồng/tháng) từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết, người lao động hoàn toàn có thể tự đóng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Xem thêm
Phiên bản di động