Sửa luật để khơi thông nguồn lực đất đai quốc gia

Đô thị 16:20 | 09/09/2022
Hiện nay, các đơn vị chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan đang khẩn trương nghiên cứu để thống nhất các nội dung còn vướng mắc, sự giao thoa giữa các chính sách pháp luật để nguồn lực đất đai được khơi thông, đóng góp vào sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Ngăn chặn tham nhũng đất đai Thu hồi sổ hộ khẩu, người dân sử dụng thông tin công dân thực hiện giao dịch dân sự, đất đai
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Mục tiêu xuyên suốt trong xây dựng, bổ sung các nội dung mới là tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng thời thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai. Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội các cấp và nhân dân. Bên cạnh đó, sửa đổi luật nhằm thực hiện tiến bộ, công bằng và các định hướng xã hội chủ nghĩa, quan tâm lợi ích của người dân trong từng chính sách.

Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây vừa chủ trì cuộc họp với các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp và một số bộ, ngành để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Trước đó, các cơ quan đã cùng nhau thảo luận rõ hơn các nội dung về nguyên tắc áp dụng pháp luật; về phạm vi quy định của Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá; về nội dung quy định cụ thể của vấn đề chấp thuận chủ trương đầu tư; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất…

Bên cạnh đó, ba bộ trưởng tham gia thảo luận các nội dung về thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất có yếu tố nước ngoài; nội dung đất sử dụng cho khu kinh tế và nội dung xử lý chuyển tiếp đối với quy hoạch sử dụng đất.

Lãnh đạo nhiều bộ, ngành, giới chuyên gia pháp luật đều chung nhận định, đây là một dự án luật rất khó, liên quan vấn đề đất đai đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc, điều đó gây khó khăn trong khơi thông nguồn lực để phát triển đất nước. Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường thay đổi phương thức, quan điểm, lý luận xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã góp phần để các chính sách pháp luật được hoàn thiện và thống nhất, kết quả mang lại giá trị sử dụng đất có hiệu quả cao nhất.

Vấn đề nữa là cần xem xét cụ thể để bảo đảm việc thống nhất, không vi phạm hay đi ngược với những cam kết mà Việt Nam đã ký với các công ước quốc tế.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đề cập trong quy định các điều khoản pháp luật cần thống nhất với Luật Đấu giá tài sản về các vấn đề như trình tự, thủ tục đấu giá, không làm thay đổi so với hiện hành. Trong quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định tiêu chí, điều kiện, tính toán có các quy định xử lý các trường hợp vi phạm đất đai như tại Thủ Thiêm.

Nhằm giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật liên quan đất đai, Luật Đất đai (sửa đổi) lần này hướng tới thống nhất điều chỉnh mọi quan hệ quản lý, sử dụng đất đai, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất; hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản, nguồn lực, cả về diện tích, chất lượng, không gian sử dụng.

Báo cáo bước đầu tại buổi làm việc gần đây với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, quan điểm nhất quán của Ban soạn thảo là bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW và các nghị quyết, kết luận khác có liên quan để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai; bảo đảm kế thừa, sự ổn định của hệ thống pháp luật; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm phát huy nguồn lực đất đai và khắc phục những bất cập, hạn chế trong chính sách, pháp luật đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) và thi hành Luật Đất đai.

Mục tiêu quan trọng khác là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững; từng bước hiện đại hóa công tác quản lý đất đai, chuyển đổi số dựa trên hệ thống thông tin đất đai thống nhất, tập trung, phục vụ đa mục tiêu kết nối từ Trung ương đến địa phương, quản lý biến động đến từng thửa đất.

Trao đổi với phóng viên các cơ quan báo chí, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Trong năm 2022, cùng với quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi); lấy ý kiến của các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, các buổi làm việc với cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế; hội thảo để lấy ý kiến đại diện đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan liên quan; tổ chức hội thảo với các bộ, ngành liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...

Ngay sau khi Nghị quyết số 18-NQ/TW được ban hành (ngày 16/6/2022), Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương huy động sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới vào dự thảo luật; tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập; báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) về nội dung cơ bản, định hướng, chính sách lớn thể chế trong dự thảo luật.

Bộ cũng đã gửi dự thảo luật để lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); chủ động, trực tiếp làm việc với các bộ hữu quan để hoàn thiện nội dung dự thảo luật trước khi gửi đăng lên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến tổ chức, cá nhân, các đối tượng chịu tác động của dự án luật...

Theo báo cáo, từ quá trình tổng kết, cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát và tổng hợp có 112 luật có liên quan quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có 24 luật có nội dung được các địa phương phản ánh là có mâu thuẫn, chồng chéo với Luật Đất đai, nhất là các luật có phạm vi giao thoa lớn là các luật có liên quan lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, quản lý sử dụng tài sản công... Do đó, đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo thấy rằng cần có quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật để điều chỉnh quan hệ đất đai bảo đảm thống nhất, đồng bộ.

Theo Thái Trung/nhandan.vn

https://nhandan.vn/sua-luat-de-khoi-thong-nguon-luc-dat-dai-quoc-gia-post714381.html

Link gốc: https://nhandan.vn/sua-luat-de-khoi-thong-nguon-luc-dat-dai-quoc-gia-post714381.html

Tin khác

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

(LĐ&PL) Theo Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 19/11/2024 của thành phố Hà Nội, 3 tuyến đường giao thông tại huyện Quốc Oai sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Cần xử lý mạnh tay hơn nữa với những "cua rơ" cố tình đi vào cao tốc

Cần xử lý mạnh tay hơn nữa với những "cua rơ" cố tình đi vào cao tốc

Mặc dù Cảnh sát giao thông Hà Nội vẫn thường xuyên cử người cắm chốt và xử lý trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, tuy nhiên, tình trạng người đi xe đạp, xe môtô, xe gắn máy, trâu bò đi lại trên cao tốc vẫn còn xuất hiện.
Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

(LĐ&PL) Hà Nội đang lên kế hoạch triển khai "vùng phát thải thấp" (LEZ) nhằm giảm ô nhiễm không khí, với quận Hoàn Kiếm, bao gồm khu vực Hồ Gươm, phố cổ và các vùng phụ cận, là nơi đầu tiên được chọn làm thí điểm. Đề xuất này vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung vào dự thảo Nghị quyết về các tiêu chí và điều kiện xác định vùng LEZ, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nếu được thông qua trong kỳ họp HĐND vào tháng 12.
Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐ&PL) Theo đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội, sau thời gian tạm dừng để gắn biển công trình, tàu Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận hành trở lại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.

Có thể bạn quan tâm

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Ngày 2/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các đại biểu đã tham gia tọa đàm chia sẻ với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.
Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

(LĐ&PL) Theo Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 19/11/2024 của thành phố Hà Nội, 3 tuyến đường giao thông tại huyện Quốc Oai sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Cần xử lý mạnh tay hơn nữa với những "cua rơ" cố tình đi vào cao tốc

Cần xử lý mạnh tay hơn nữa với những "cua rơ" cố tình đi vào cao tốc

Mặc dù Cảnh sát giao thông Hà Nội vẫn thường xuyên cử người cắm chốt và xử lý trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, tuy nhiên, tình trạng người đi xe đạp, xe môtô, xe gắn máy, trâu bò đi lại trên cao tốc vẫn còn xuất hiện.
Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

(LĐ&PL) Hà Nội đang lên kế hoạch triển khai "vùng phát thải thấp" (LEZ) nhằm giảm ô nhiễm không khí, với quận Hoàn Kiếm, bao gồm khu vực Hồ Gươm, phố cổ và các vùng phụ cận, là nơi đầu tiên được chọn làm thí điểm. Đề xuất này vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung vào dự thảo Nghị quyết về các tiêu chí và điều kiện xác định vùng LEZ, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nếu được thông qua trong kỳ họp HĐND vào tháng 12.
Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐ&PL) Theo đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội, sau thời gian tạm dừng để gắn biển công trình, tàu Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận hành trở lại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội lập các tổ công tác chuyên xử lý ùn tắc giao thông

Hà Nội lập các tổ công tác chuyên xử lý ùn tắc giao thông

(LĐ&PL) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội sẽ thành lập 4 tổ công tác chuyên tiếp nhận, tham mưu đề xuất các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc trên địa bàn.
Từ ngày mai (1/11), Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe

Từ ngày mai (1/11), Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe

(LĐ&PL) Thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hoạt động sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên địa bàn Thành phố sẽ được khôi phục trở lại từ ngày 1/11.
Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên

Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác tại gầm cầu Long Biên, quận Long Biên và bãi bồi sông Hồng phường Phúc Xá, quận Ba Đình trong chiến dịch "Dọn rác sông Hồng - Tuổi trẻ chung tay, tương lai tỏa sáng".
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Bộ Công an đề xuất tăng nặng mức phạt đối với lái xe ô tô vi phạm luật

Bộ Công an đề xuất tăng nặng mức phạt đối với lái xe ô tô vi phạm luật

Bộ Công an vừa có dự thảo lần 4 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Hoạt động vận tải tiếp tục tăng trưởng

Hoạt động vận tải tiếp tục tăng trưởng

Cục Thống kê thành phố Hà Nội thông tin, trong quý III/2024, hoạt động vận tải, trong đó có vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa có xu hướng tăng trưởng tích cực.
64 tài xế xe buýt tranh tài tại Hội thi lái xe giỏi, an toàn

64 tài xế xe buýt tranh tài tại Hội thi lái xe giỏi, an toàn

(LĐ&PL) Tham gia Hội thi Lái xe buýt giỏi, an toàn năm 2024 có 64 thí sinh của 10 doanh nghiệp vận hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Transerco chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ xe buýt

Transerco chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ xe buýt

Theo thông tin từ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco, trong 9 tháng qua Tổng đài Đường dây nóng Hanoibus đã tiếp nhận 113.271 cuộc gọi, chủ yếu là cuộc gọi tư vấn dịch vụ. Kênh Zalo OA tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết cho 8.432 lượt thông tin… Các yêu cầu tư vấn dịch vụ được bộ phận chăm sóc khách hàng giải quyết kịp thời và phục vụ tốt nhu cầu khách hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động