Thế nào là vi phạm pháp luật?
“Bóc phốt” trên mạng: Hành vi vi phạm pháp luật Mang thai hộ vì mục đích thương mại, bị xử lý như thế nào? |
Theo luật sư Trịnh Khánh Toàn - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi trái pháp luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Hậu quả của vi phạm pháp luật là xâm hại dến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dưới đây là 5 dấu hiệu của vi phạm pháp luật để tránh nhầm lẫn với trách nhiệm pháp lý:
- Thứ nhất, vi phạm pháp luật phải là hành vi thực tế của cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào các quan hệ xã hội. Tức, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xác định đó là hành vi thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.
- Thứ hai, vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật ví dụ: Chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm hoặc thực hiện các hành vi vượt quá thẩm quyền.
- Thứ ba, vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, bởi lẽ hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Trong đó, năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.
- Thứ tư, vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể, tức khi thực hiện hành vi trái luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi đó gây ra và điều khiển được hành vi của mình.
Ngược lại, trường hợp chủ thể thực hiện một hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng người này không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.