Triển khai Nghị quyết 06/NQ-TW: Bịt "lỗ hổng" trong quy hoạch đô thị

Đô thị 14:23 | 19/06/2022
Việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị và kinh tế đô thị nhanh, bền vững đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Bổ sung để quy hoạch sát với thực tiễn

Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cơ sở cho sự ra đời các cơ chế chính sách mới, phát triển đô thị toàn diện và bền vững. Chính vì vậy, việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị và kinh tế đô thị nhanh, bền vững đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Để tìm hiểu thêm về nội dung này, TTXVN trích dẫn bài viết của ông Lê Anh Tuấn, Trưởng ban, Ban Chiến lược phát triển hạ tầng và đô thị, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chú thích ảnh
Các quận 2, 9 và Thủ Đức được gộp thành TP Thủ Đức để tạo bệ phóng cho phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Mạnh Linh/Báo Tin tức

Nhiều “lỗ hổng” tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng nguồn lực

Sau hơn 35 năm đổi mới, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở Việt Nam đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Tỷ lệ đô thị hóa xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên gần 40% năm 2020. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao... Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải khắc phục. Cụ thể:

Thứ nhất, đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng, miền; tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với mức trung bình các nước trong khu vực và thế giới, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, đô thị hóa chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố hành chính, phát triển theo chiều rộng là chủ yếu với mật độ thấp và phân tán, gây lãng phí về đất đai, hạn chế tích tụ kinh tế. Trong những năm gần đây, đô thị hoá đất đai diễn ra nhanh hơn đô thị hoá dân số nhưng không kéo theo các hoạt động kinh tế thực chất. Tình trạng mật độ thấp, nhất là tại các đô thị đặc biệt và những hạn chế về kết cấu hạ tầng ở Việt Nam hiện nay đang cản trở lợi thế kinh tế theo kết tụ và gây lãng phí về đất đai do việc chuyển đổi đất nông thôn sang đô thị quá mức trong khi đất xây dựng đô thị tập trung chiếm tỷ lệ thấp so với tổng đất đô thị; nhiều sai phạm về đất đai diễn ra trong quá trình đô thị hóa.

Thứ ba, đô thị hóa chưa đồng bộ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp trong quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh và quy mô lớn, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người nông dân. Việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng tỷ lệ lấp đầy thấp, giảm hiệu quả đầu tư hạ tầng và có tác động lớn trong phân bổ nguồn lực. Sự phát triển các khu đô thị chưa đồng bộ và gắn kết với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Thứ tư, hệ thống đô thị phân bố và phát triển không cân đối, thiếu sự liên kết, chưa có sự phân định và chia sẻ chức năng trong từng vùng và giữa các vùng; liên kết đô thị - nông thôn còn yếu. Phân bố mạng lưới đô thị thiếu sự liên kết chia sẻ chức năng trong từng vùng kinh tế và giữa các vùng với nhau; đô thị trung tâm vùng chưa rõ vai trò động lực, kết nối, lan tỏa tác động vai trò phát triển vùng; kết nối kinh tế đô thị - nông thôn còn yếu.

Thứ năm, kết quả chỉnh trang, cải tạo, tái thiết đô thị còn nhiều hạn chế. Phát triển các đô thị mới theo mô hình đô thị bền vững, đô thị xanh, đô thị thông minh phát triển còn ít, chưa được nghiên cứu phù hợp với từng vùng, miền và loại, cấp đô thị.

Thứ sáu, hệ thống hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị, tính liên kết còn yếu, chưa bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và có dấu hiệu quá tải tại các đô thị lớn.

Thể chế, chính sách cho đô thị hóa phát triển đô thị và kinh tế đô thị nhanh và bền vững mặc dù đã có nhiều cải thiện tích cực, song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là về quy hoạch, đất đai, tài chính đô thị, mô hình chính quyền đô thị. Quy hoạch đô thị vẫn còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, còn nhiều hạn chế; chưa đủ khả năng điều chỉnh toàn diện thực tiễn phát triển đô thị về một số mặt cơ bản như kiểm soát đầu tư, kiểm soát dân số, kiểm soát mở rộng diện tích, đất đai, nhà ở. Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu hoặc chưa theo kịp xu hướng, nhu cầu phát triển mới. Quản lý đô thị còn nhiều bất cập, năng lực, trình độ quản lý đô thị tại địa phương còn thấp, chậm đổi mới… Nhìn chung, cơ chế, chính sách về quản lý phát triển đô thị, nhất là về đất đai, quy hoạch đô thị còn nhiều “lỗ hổng”, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng nguồn lực...; chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, cộng đồng, người dân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý phát triển đô thị, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên liên quan một cách công bằng, toàn diện và bền vững.

Nâng cao chất lượng quy hoạch

Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về vấn đề đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị nhằm triển khai thực hiện các chủ trương lớn về đô thị hóa và phát triển đô thị nêu tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Do đó, việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị và kinh tế đô thị nhanh, bền vững và công tác xây dựng quy hoạch đô thị được triển khai thực hiện tốt sẽ đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững, kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả, chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc…, đảm bảo thực hiện mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đồng bộ các luật đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở,... quy hoạch phát triển đô thị đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới tư duy, lý luận, phương pháp quy hoạch có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm tầm nhìn dài hạn, cụ thể như sau:

Trước hết, quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị phải bảo đảm tái cấu trúc các vùng đô thị hóa, xây dựng cơ chế phát triển vùng đô thị, đổi mới mô hình phát triển đô thị, xây dựng hệ thống đô thị quốc gia đồng bộ về mạng lưới và chất lượng đô thị.

Quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị bảo đảm hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển các hạ tầng kỹ thuật khung tại các đô thị gắn kết đồng bộ với hạ tầng xã hội, chú trọng kiến trúc cảnh quan. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật liên kết vùng, kết nối giữa các khu vực đô thị và nông thôn, giao thông công cộng sức chở lớn để khai thác hiệu quả chùm đô thị ở vùng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng đô thị khác.

Quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị bảo đảm thị trường bất động sản và nhà ở phát triển ổn định, công khai, minh bạch. Tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân đô thị, nhất là nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người có thu nhập thấp, công nhân lao động có khó khăn về nhà ở theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Bên cạnh đó, quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị phải bảo đảm phát triển kinh tế đô thị nhanh và bền vững. Phát triển kinh tế đô thị dựa trên việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao năng suất tổng hợp và khả năng cạnh tranh, đổi mới sáng tạo ngành nghề, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đặc trưng của đô thị.

Ngoài ra, quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị phải đổi mới mô hình chính quyền đô thị, nâng cao hiệu quả quản lý đô thị. Xây dựng bộ máy chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, thông minh, phân định rõ trách nhiệm, giảm tầng nấc trung gian. Phân cấp mạnh mẽ và triệt để trong quản lý đô thị, nâng cao năng lực quản lý, quản trị đô thị, tăng cường hiệu quả năng lực khu vực công đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chính quyền đô thị các cấp. Thực hiện chuyển đổi số trong đô thị, xây dựng chính quyền số gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị thông minh.

Theo TTXVN/baotintuc.vn

https://baotintuc.vn/thoi-su/trien-khai-nghi-quyet-06nqtw-bit-lo-hong-trong-quy-hoach-do-thi-20220619075609637.htm

Link gốc: https://baotintuc.vn/thoi-su/trien-khai-nghi-quyet-06nqtw-bit-lo-hong-trong-quy-hoach-do-thi-20220619075609637.htm

Tin khác

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

(LĐ&PL) Theo Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 19/11/2024 của thành phố Hà Nội, 3 tuyến đường giao thông tại huyện Quốc Oai sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Cần xử lý mạnh tay hơn nữa với những "cua rơ" cố tình đi vào cao tốc

Cần xử lý mạnh tay hơn nữa với những "cua rơ" cố tình đi vào cao tốc

Mặc dù Cảnh sát giao thông Hà Nội vẫn thường xuyên cử người cắm chốt và xử lý trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, tuy nhiên, tình trạng người đi xe đạp, xe môtô, xe gắn máy, trâu bò đi lại trên cao tốc vẫn còn xuất hiện.
Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

(LĐ&PL) Hà Nội đang lên kế hoạch triển khai "vùng phát thải thấp" (LEZ) nhằm giảm ô nhiễm không khí, với quận Hoàn Kiếm, bao gồm khu vực Hồ Gươm, phố cổ và các vùng phụ cận, là nơi đầu tiên được chọn làm thí điểm. Đề xuất này vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung vào dự thảo Nghị quyết về các tiêu chí và điều kiện xác định vùng LEZ, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nếu được thông qua trong kỳ họp HĐND vào tháng 12.
Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐ&PL) Theo đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội, sau thời gian tạm dừng để gắn biển công trình, tàu Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận hành trở lại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.

Có thể bạn quan tâm

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Ngày 2/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các đại biểu đã tham gia tọa đàm chia sẻ với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.
Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

(LĐ&PL) Theo Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 19/11/2024 của thành phố Hà Nội, 3 tuyến đường giao thông tại huyện Quốc Oai sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Cần xử lý mạnh tay hơn nữa với những "cua rơ" cố tình đi vào cao tốc

Cần xử lý mạnh tay hơn nữa với những "cua rơ" cố tình đi vào cao tốc

Mặc dù Cảnh sát giao thông Hà Nội vẫn thường xuyên cử người cắm chốt và xử lý trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, tuy nhiên, tình trạng người đi xe đạp, xe môtô, xe gắn máy, trâu bò đi lại trên cao tốc vẫn còn xuất hiện.
Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

(LĐ&PL) Hà Nội đang lên kế hoạch triển khai "vùng phát thải thấp" (LEZ) nhằm giảm ô nhiễm không khí, với quận Hoàn Kiếm, bao gồm khu vực Hồ Gươm, phố cổ và các vùng phụ cận, là nơi đầu tiên được chọn làm thí điểm. Đề xuất này vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung vào dự thảo Nghị quyết về các tiêu chí và điều kiện xác định vùng LEZ, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nếu được thông qua trong kỳ họp HĐND vào tháng 12.
Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐ&PL) Theo đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội, sau thời gian tạm dừng để gắn biển công trình, tàu Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận hành trở lại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội lập các tổ công tác chuyên xử lý ùn tắc giao thông

Hà Nội lập các tổ công tác chuyên xử lý ùn tắc giao thông

(LĐ&PL) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội sẽ thành lập 4 tổ công tác chuyên tiếp nhận, tham mưu đề xuất các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc trên địa bàn.
Từ ngày mai (1/11), Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe

Từ ngày mai (1/11), Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe

(LĐ&PL) Thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hoạt động sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên địa bàn Thành phố sẽ được khôi phục trở lại từ ngày 1/11.
Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên

Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác tại gầm cầu Long Biên, quận Long Biên và bãi bồi sông Hồng phường Phúc Xá, quận Ba Đình trong chiến dịch "Dọn rác sông Hồng - Tuổi trẻ chung tay, tương lai tỏa sáng".
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Bộ Công an đề xuất tăng nặng mức phạt đối với lái xe ô tô vi phạm luật

Bộ Công an đề xuất tăng nặng mức phạt đối với lái xe ô tô vi phạm luật

Bộ Công an vừa có dự thảo lần 4 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Hoạt động vận tải tiếp tục tăng trưởng

Hoạt động vận tải tiếp tục tăng trưởng

Cục Thống kê thành phố Hà Nội thông tin, trong quý III/2024, hoạt động vận tải, trong đó có vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa có xu hướng tăng trưởng tích cực.
64 tài xế xe buýt tranh tài tại Hội thi lái xe giỏi, an toàn

64 tài xế xe buýt tranh tài tại Hội thi lái xe giỏi, an toàn

(LĐ&PL) Tham gia Hội thi Lái xe buýt giỏi, an toàn năm 2024 có 64 thí sinh của 10 doanh nghiệp vận hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Transerco chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ xe buýt

Transerco chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ xe buýt

Theo thông tin từ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco, trong 9 tháng qua Tổng đài Đường dây nóng Hanoibus đã tiếp nhận 113.271 cuộc gọi, chủ yếu là cuộc gọi tư vấn dịch vụ. Kênh Zalo OA tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết cho 8.432 lượt thông tin… Các yêu cầu tư vấn dịch vụ được bộ phận chăm sóc khách hàng giải quyết kịp thời và phục vụ tốt nhu cầu khách hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động