Tự hào 93 năm Công đoàn Việt Nam

Công đoàn viên 17:57 | 28/07/2022
93 năm xây dựng và phát triển, trải qua 12 kỳ đại hội, với các tên gọi khác nhau: Công hội Đỏ, Nghiệp đoàn ái hữu, Hội Công nhân phản đế, Hội Công nhân cứu quốc, Tổng Công đoàn Việt Nam và nay là Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, với hơn 10 triệu đoàn viên, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Chương trình “1 triệu sáng kiến”: Dấu ấn của tổ chức Công đoàn Thủ đô Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Hoạt động Công đoàn đa dạng, thiết thực hướng về người lao động
Tự hào 93 năm Công đoàn Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm, tặng quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn.

Cách đây 93 năm, ngày 28/7/1929, tại ngôi nhà số 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đông Dương Cộng sản Đảng, Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ chính thức được thành lập, do lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh đứng đầu.

Sự kiện thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ là mốc son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt lớn của phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn Việt Nam, khẳng định sự lớn mạnh của phong trào công nhân Việt Nam, là kết quả tất yếu của phong trào công vận đúng đắn và sự truyền bá lý luận Công đoàn cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người đặt nền móng lý luận, tư tưởng và tổ chức cho Công đoàn Việt Nam.

Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh (năm 1927), khi đề cập đến sự cần thiết của tổ chức Công đoàn, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Trước hết là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ quyền lợi cho công nhân, năm là giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.

Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), Công đoàn Việt Nam thực sự là trung tâm đoàn kết của công nhân lao động Việt Nam, tích cực vận động đoàn viên, người lao động tham gia đấu tranh chính trị và vũ trang trong các cuộc diễn tập cách mạng. Với hơn 20 vạn người trong năm 1945, đoàn viên Công đoàn trở thành lực lượng nòng cốt làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, những năm đầu, đất nước giành được độc lập, tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy thành quả của cách mạng. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, tổ chức Công đoàn đã vận động công nhân, viên chức, lao động vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, chiến đấu anh dũng, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Công đoàn Việt Nam đã tuyên truyền, giáo dục, vận động được đông đảo công nhân, viên chức, lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, “lao động sản xuất giỏi”, “mỗi người làm việc bằng hai”, “ba sẵn sàng”, “năm xung phong”, “giết giặc lập công”, phối hợp với lực lượng vũ trang tiêu diệt địch, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào tháng 4/1975.

Giai đoạn cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội (1975-1986), Công đoàn Việt Nam được thống nhất trên phạm vi cả nước, tập trung tuyên truyền, vận động công nhân, viên chức, lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa trong cả nước, đi đầu trong thực hiện ba chương trình kinh tế lớn của Đảng, tham gia bảo vệ Tổ quốc. Từ đây, nhiều phong trào thi đua đã được phát động, các hoạt động của tổ chức Công đoàn dần hướng vào nhiệm vụ chủ yếu là chăm lo, bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (từ 1986 đến nay), Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đổi mới, bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo công nhân viên chức lao động để đề ra và tổ chức các hoạt động ngày càng thiết thực, hiệu quả.

Để triển khai các chủ trương, nghị quyết đổi mới của Đảng, thì lực lượng công nhân viên chức lao động là những người đi tiên phong. Đoàn viên, người lao động là những người đầu tiên đưa chủ trương đổi mới của Đảng vào cuộc sống, thẩm thấu đến mọi người dân, tác động đến toàn xã hội, góp phần làm nên những thành tựu to lớn của Đảng và nhân dân ta trong hơn 30 năm qua. Thành tựu đất nước ta giành được trong công cuộc đổi mới là to lớn, có ý nghĩa lịch sử, khẳng định sự đóng góp rất quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước, các cấp Công đoàn, trực tiếp là Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn. Trước hết là đổi mới tư duy về Công đoàn và hoạt động Công đoàn trong bối cảnh mới. Các hoạt động dần đi vào chiều sâu, bám sát chức năng, nhiệm vụ và nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, trong đó tập trung thực hiện chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Trải qua 93 năm hình thành và phát triển, được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, rèn luyện, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành và có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, luôn đồng hành với sự phát triển đất nước qua các thời kỳ; đã, đang và sẽ tiếp tục có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là dịp để cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cùng nhân dân cả nước ôn lại truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, tiếp tục thể hiện quyết tâm phấn đấu xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh, vì sự phát triển bền vững của đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Theo B.D/laodongthudo.vn

Link gốc: https://laodongthudo.vn/tu-hao-93-nam-cong-doan-viet-nam-143695.html

Tin khác

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); qua đó, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong quý I/2025.
Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Thông qua các phẩm dự thi, Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Long Biên” năm 2025 đã khắc họa rõ nét những hình ảnh, dấu ấn, nét đẹp trong lao động của cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động quận Long Biên đang từng ngày, từng giờ hăng say lao động, cống hiến, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” và Cuộc thi Ảnh/Video Clip với chủ đề “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”.
Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành nét đẹp, phong trào truyền thống của các thế hệ nữ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện Thường Tín. Phong trào vừa là động lực để chị em phấn đấu, vừa là cơ hội để chị em phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Hưởng ứng lời phát động của Tổng Bí Thư Tô Lâm và thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, quận Đống Đa đã quyết liệt, đồng bộ mọi hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại quận, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, từng bước hình thành hạ tầng số đồng bộ, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) trong các cấp Công đoàn huyện.
Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); qua đó, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong quý I/2025.
Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Thông qua các phẩm dự thi, Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Long Biên” năm 2025 đã khắc họa rõ nét những hình ảnh, dấu ấn, nét đẹp trong lao động của cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động quận Long Biên đang từng ngày, từng giờ hăng say lao động, cống hiến, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” và Cuộc thi Ảnh/Video Clip với chủ đề “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”.
Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành nét đẹp, phong trào truyền thống của các thế hệ nữ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện Thường Tín. Phong trào vừa là động lực để chị em phấn đấu, vừa là cơ hội để chị em phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Hưởng ứng lời phát động của Tổng Bí Thư Tô Lâm và thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, quận Đống Đa đã quyết liệt, đồng bộ mọi hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại quận, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, từng bước hình thành hạ tầng số đồng bộ, hiện đại.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.
Thi trưng bày ảnh “Công đoàn Thủ đô 70 năm đồng hành cùng phát triển”

Thi trưng bày ảnh “Công đoàn Thủ đô 70 năm đồng hành cùng phát triển”

Vừa qua, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi trưng bày ảnh với chủ đề “Công đoàn Thủ đô 70 năm đồng hành cùng phát triển”. Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).
Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động

Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động

Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, Hà Nội), trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Quỳnh Anh luôn nỗ lực thực hiện tốt cả “hai vai”; cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học, cũng như khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn tại nhà trường.
Quy định mới về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn

Quy định mới về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn

(LĐ&PL) Luật Công đoàn năm 2024 đã được Quốc hội khóa thông qua ngày 27/11/2024 có nhiều điểm mới, trong đó có quy định miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
Hơn 3.900 đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được chăm lo dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hơn 3.900 đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được chăm lo dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐ&PL) Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025, với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo Tết cho hơn 3.900 đoàn viên, người lao động với số tiền chi tặng quà trên 2 tỷ đồng.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua tại Lễ báo công dâng Bác, thay mặt Ban Thường vụ LĐLĐ quận Hoàn Kiếm, đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động và các cấp Công đoàn quận năm 2025.
Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội: Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn

Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội: Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2024, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội đã không ngừng nỗ lực, vượt khó, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn mà trọng tâm là làm tốt vai trò đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, qua đó khẳng định được vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.
Xem thêm
Phiên bản di động