Mong mỏi “lương tăng, giá đừng tăng”

Công đoàn viên 07:55 | 16/06/2022
Cùng với tin vui về tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022, nhiều công nhân mong muốn Nhà nước có chính sách bình ổn giá để việc tăng lương được thực chất, tránh lương không chạy theo kịp giá.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2022 Để đời sống công nhân lao động được cải thiện phải tăng lương tối thiểu vùng
Mong mỏi “lương tăng, giá đừng tăng”
Chị Vũ Thị Phương đã làm công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long được hơn 3 năm. Ảnh: Lương Hạnh

Giá xăng tăng, trợ cấp đi lại chưa tăng

Khi biết tin lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1.7, chị Vũ Thị Phương (SN 1993, quê Sông Lô, Vĩnh Phúc) vừa mừng, vừa lo. Theo nữ công nhân, lương tăng nhưng giá cả cũng tăng theo thì việc tăng lương cũng cũng chỉ như “muối bỏ biển”.

Hiện tại, sau 3 năm làm công nhân, mức lương cơ bản của chị Phương được khoảng 5,3 triệu đồng/tháng; phụ cấp đi lại 300.000 đồng/tháng. Chị Phương tăng ca liên tục tới 25 ngày/tháng, cộng cả các loại phụ cấp, chị nhận hơn 9 triệu đồng/tháng.

“Số tiền này tôi gửi về cho bố mẹ ở quê một nửa, có tháng gửi nhiều hơn để nhờ mẹ giữ hộ”, chị Phương tâm sự.

Gia đình nghèo, 3 trong số 4 chị em của chị Phương đều không học hết cấp 3, riêng chị Phương chỉ học hết lớp 5. Chị ở nhà làm ruộng, chăm ông nội bị tai biến. Năm 18 tuổi, chị Phương ra ngoài, tự lo cho cuộc sống.

Công việc đầu tiên của chị Phương là bán hàng cho một quán tạp hóa, lương 4 - 5 triệu đồng/tháng. Sau đó, một người em họ thông tin Khu công nghiệp Thăng Long tuyển công nhân, chị Phương từ quê đến Hà Nội xin làm công nhân. Phòng trọ của chị Phương thuê giá 600.000 đồng/tháng, ẩm thấp và chất đầy đồ đạc. Tài sản quý giá nhất là chiếc điện thoại và xe đạp mua cũ giá 240.000 đồng.

Ngày 15.6, chị Trần Thị Hảo (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Hiện, công ty nơi tôi làm việc đã trả lương cho công nhân ở mức cao hơn lương tối thiểu vùng, nên tôi chưa biết sắp tới công ty có tăng lương hay không”.

Tại công ty nơi chị Hảo làm việc, công nhân mới được trả lương cơ bản 5,3 triệu đồng/tháng. Nữ công nhân này đã có thâm niên 5-6 năm nên được nhận mức 6,5 triệu đồng/tháng. “Là công nhân ai cũng muốn được tăng lương, càng nhiều thì càng vui. Nhưng điều tôi lo lắng là dù chưa tăng lương nhưng giá nhiều mặt hàng, dịch vụ đã tăng hơn trước, ảnh hưởng đến cuộc sống của công nhân” - chị Hảo nói và than thở, mặt hàng thiết yếu là xăng đã tăng giá lên mức 32.000 đồng/lít, trong khi đó, công ty chưa tăng trợ cấp đi lại cho công nhân (vẫn là 250.000 đồng/người/tháng). Ngoài ra, giá thực phẩm cũng tăng chóng mặt.

Cần có biện pháp bình ổn giá thị trường

Tại Bắc Ninh, hiện lương tối thiểu đang áp dụng trên địa bàn các Khu công nghiệp tỉnh là vùng 2 (3.920.000 đồng/người/tháng). Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Quyết - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh - cho biết, tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang trả cao hơn mức này (từ 4,5 triệu đồng/tháng đến hơn 5 triệu đồng/tháng).

Theo ông Quyết, trước khi có Nghị định 38 về tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022, tại các buổi tập huấn, Công đoàn các Khu công nghiệp đều trao đổi với các công đoàn cơ sở về vấn đề này; đề nghị các đơn vị phối hợp với người sử dụng lao động để tăng lương cho người lao động, đảm bảo mức tăng thấp nhất là bằng mức tăng Chính phủ quy định (6%) và nhân với hệ số lương của người lao động. “Có những đơn vị có mức lương 4,9-5 triệu đồng/tháng thì tăng lên khoảng hơn 200.000 đồng cho mỗi công nhân lao động” - ông Quyết nói. Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở tổ chức thương lượng, đối thoại người sử dụng lao động để có thể tăng ở mức cao hơn.

Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh lưu ý, Nghị định về lương tối thiểu vùng chưa có hiệu lực, nhưng thời gian vừa qua, do giá xăng tăng nên giá các loại mặt hàng cũng như dịch vụ khác đã tăng cao. “Theo tôi, nhà nước cần có biện pháp bình ổn thị trường để khi tăng lương thì đảm bảo cuộc sống cho người lao động” - ông Quyết nói.

Ông Quyết cho biết thêm, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022 chứ không phải thời điểm đầu năm 2022 sẽ không có vướng mắc gì vì các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đều trả lương cao hơn quy định của pháp luật rất nhiều. Doanh nghiệp nào cũng có chiến lược về lương và con người. Muốn có chiến lược về con người thì cần có chiến lược về lương để giữ chân người giỏi.

Hơn nữa, theo cán bộ công đoàn này, 2 năm qua không được tăng lương tối thiểu vùng, như vậy đã là thấp, chậm.

Theo Bảo Hân - Lương Hạnh/laodong.vn

https://laodong.vn/cong-doan/mong-moi-luong-tang-gia-dung-tang-1056844.ldo

Link gốc: https://laodong.vn/cong-doan/mong-moi-luong-tang-gia-dung-tang-1056844.ldo

Tin khác

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); qua đó, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong quý I/2025.
Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Thông qua các phẩm dự thi, Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Long Biên” năm 2025 đã khắc họa rõ nét những hình ảnh, dấu ấn, nét đẹp trong lao động của cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động quận Long Biên đang từng ngày, từng giờ hăng say lao động, cống hiến, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” và Cuộc thi Ảnh/Video Clip với chủ đề “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”.
Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành nét đẹp, phong trào truyền thống của các thế hệ nữ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện Thường Tín. Phong trào vừa là động lực để chị em phấn đấu, vừa là cơ hội để chị em phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Hưởng ứng lời phát động của Tổng Bí Thư Tô Lâm và thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, quận Đống Đa đã quyết liệt, đồng bộ mọi hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại quận, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, từng bước hình thành hạ tầng số đồng bộ, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) trong các cấp Công đoàn huyện.
Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); qua đó, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong quý I/2025.
Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên

Thông qua các phẩm dự thi, Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Long Biên” năm 2025 đã khắc họa rõ nét những hình ảnh, dấu ấn, nét đẹp trong lao động của cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động quận Long Biên đang từng ngày, từng giờ hăng say lao động, cống hiến, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng, tấm gương điển hình trong lao động

Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” và Cuộc thi Ảnh/Video Clip với chủ đề “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”.
Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành nét đẹp, phong trào truyền thống của các thế hệ nữ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện Thường Tín. Phong trào vừa là động lực để chị em phấn đấu, vừa là cơ hội để chị em phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Quận Đống Đa: Tạo sức lan tỏa từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Hưởng ứng lời phát động của Tổng Bí Thư Tô Lâm và thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, quận Đống Đa đã quyết liệt, đồng bộ mọi hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại quận, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, từng bước hình thành hạ tầng số đồng bộ, hiện đại.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.
Thi trưng bày ảnh “Công đoàn Thủ đô 70 năm đồng hành cùng phát triển”

Thi trưng bày ảnh “Công đoàn Thủ đô 70 năm đồng hành cùng phát triển”

Vừa qua, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi trưng bày ảnh với chủ đề “Công đoàn Thủ đô 70 năm đồng hành cùng phát triển”. Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).
Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động

Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động

Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, Hà Nội), trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Quỳnh Anh luôn nỗ lực thực hiện tốt cả “hai vai”; cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học, cũng như khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn tại nhà trường.
Quy định mới về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn

Quy định mới về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn

(LĐ&PL) Luật Công đoàn năm 2024 đã được Quốc hội khóa thông qua ngày 27/11/2024 có nhiều điểm mới, trong đó có quy định miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
Hơn 3.900 đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được chăm lo dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hơn 3.900 đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được chăm lo dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐ&PL) Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025, với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo Tết cho hơn 3.900 đoàn viên, người lao động với số tiền chi tặng quà trên 2 tỷ đồng.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua tại Lễ báo công dâng Bác, thay mặt Ban Thường vụ LĐLĐ quận Hoàn Kiếm, đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động và các cấp Công đoàn quận năm 2025.
Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội: Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn

Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội: Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2024, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội đã không ngừng nỗ lực, vượt khó, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn mà trọng tâm là làm tốt vai trò đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, qua đó khẳng định được vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.
Xem thêm
Phiên bản di động