Người lao động bị sa thải trái luật được bồi thường thế nào?
Hỗ trợ người lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài Không để "tín dụng đen" tiếp cận công nhân, người lao động LĐLĐ quận Hoàng Mai: Nỗ lực chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động |
Theo luật sư Ngọc Anh - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn sa thải nhân viên đúng luật thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Chỉ sa thải đối với các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, bao gồm: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc…
- Xử lý sa thải theo đúng các nguyên tắc xử lý kỷ luật tại Điều 122 Bộ luật Lao động: Chứng minh được lỗi; không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động; không xử lý kỷ luật lao động khi người lao động đang nghỉ ốm đau, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi…
- Xử lý đúng thẩm quyền xử lý.
- Xử lý sa thải trong thời hiệu quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động.
- Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động với thành phần tham dự, trình tự thủ tục theo đúng quy định.
Trường hợp sa thải trái pháp luật được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Do đó, căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp sẽ phải buộc nhận lại người lao động, đồng thời còn phải bồi thường cho người lao động những khoản tiền sau: Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc; trả thêm ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.
Nếu người lao động không muốn làm việc tại doanh nghiệp đó nữa thì ngoài 2 khoản tiền nói trên, người lao động còn được trả trợ cấp thôi việc.