Những điểm mới đối với lao động sang Nhật Bản làm việc

Chính sách 07:34 | 15/07/2022
Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản đang tích cực hợp tác để bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản sinh sống, làm việc. Riêng Việt Nam đã sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với rất nhiều nội dung cải tiến như: Giảm tất cả đóng góp của người lao động ở mức tối đa cho phép, giảm dịch vụ phí, tăng đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động, nâng cao chất lượng cho người lao động trước khi sang Nhật Bản.…
Đối thoại với người sử dụng lao động về tiền lương để có lợi hơn cho NLĐ Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động

Bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người lao động

Trong buổi tiếp và làm việc mới đây với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Furukawa Yoshihisa, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết hiện số lao động Việt Nam tại Nhật Bản đã lên gần 500.000 người. Sau thời gian bị gián đoạn bởi dịch Covid-19, từ đầu năm 2022 tới nay, hơn 50.000 thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.

Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người lao động, Việt Nam đã sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với rất nhiều nội dung cải tiến như: Giảm tất cả đóng góp của người lao động ở mức tối đa cho phép, giảm dịch vụ phí, tăng đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động, nâng cao chất lượng cho người lao động trước khi sang Nhật Bản.

Những điểm mới đối với lao động sang Nhật Bản làm việc
Ký kết Bản ghi nhớ về chương trình phái cử - tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản giữa Bộ LĐ-TB&XH với IM Japan.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thời gian qua, hai bên đã thống nhất siết chặt kỷ cương, kiên quyết xử lý các nghiệp đoàn, doanh nghiệp vi phạm, đặc biệt là việc môi giới, tiêu cực trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. "Bộ LĐ-TB&XH đã giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý lao động ngoài nước phải công khai, minh bạch thông tin thị trường lao động ngoài nước cũng như thông tin của các doanh nghiệp xấu. Đồng thời đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động, xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp có hành vi trái quy định", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ LĐ-TB&XH đã đề nghị Bộ Tư pháp Nhật Bản xem xét có thể miễn thuế cư trú, thuế thu nhập thông qua việc đàm phán, đánh thuế hàng hóa cho người lao động, nhằm bảo đảm quyền lợi, thu nhập tối thiểu cho người lao động Việt Nam vì lợi ích chung giữa hai nước. Đây là chính sách công bằng, khả thi vì Nhật Bản đã áp dụng chính sách trên đối với một số nước khác, trong khi đó, Việt Nam rất ưu tiên lực lượng lao động đối với Nhật Bản.

Bộ trưởng Furukawa Yoshihisa cho biết từ tháng 11/2017, Nhật Bản đã thu hồi giấy phép của 33 đơn vị quản lý, có văn bản chấn chỉnh trên 4.000 trường hợp có hành vi vi phạm, 17 đơn vị quản lý nhận văn bản phải chấn chỉnh cách thức hoạt động, xóa phê chuẩn kế hoạch thực tập kỹ năng của 309 xí nghiệp tiếp nhận và chấn chỉnh 15 xí nghiệp sử dụng người lao động Việt Nam trái quy định."Trong thời gian tới, để hỗ trợ tối đa cho người lao động Việt Nam tiếp cận nhanh chóng, thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), dự án Kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài sẽ thông tin công khai, minh bạch kết nối người lao động có nhu cầu với các đơn vị tuyển dụng Nhật Bản", Bộ trưởng Furukawa nhấn mạnh

Hai Bộ trưởng đã trao đổi và thống nhất với nhau nguyên tắc giảm khâu trung gian, giảm chi phí cho người lao động, cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường cho người lao động để có thể chủ động lựa chọn, quyết định, hạn chế tối đa vấn đề thực tập sinh bỏ trốn.

Mở rộng đối tượng tuyển chọn

Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan) đã tái ký kết Bản ghi nhớ về chương trình phái cử, tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Bản ghi nhớ lần này mở rộng đối tượng tuyển chọn, yêu cầu cao hơn nhưng tinh thần theo hướng phi lợi nhuận triệt để.

Hiện đây là chương trình phi lợi nhuận với quy trình tuyển chọn bảo đảm thông tin rộng rãi, công khai, minh bạch trên các kênh truyền thông đại chúng. Người lao động tham gia chương trình không mất tiền phí dịch vụ, chỉ phải nộp các khoản chi phí cá nhân như xin cấp hộ chiếu, visa, chi phí khám sức khỏe.

Ngoài ra, người lao động còn được hỗ trợ học phí và ký túc xá trong thời gian đào tạo chính thức. Việc này đã tạo điều kiện cho nhiều người lao động của Việt Nam, đặc biệt là những lao động thuộc diện hộ nghèo, khó khăn, lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có cơ hội ra nước ngoài làm việc.

Đại diện Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết bên cạnh những chính sách chung của Chính phủ Nhật Bản, chương trình IM Japan, các nghiệp đoàn, doanh nghiệp tiếp nhận đều có các chính sách đặc thù hỗ trợ, tạo điều kiện cho thực tập sinh có nguồn thu nhập ổn định.

Người lao động khi tham gia chương trình sẽ được IM Japan hỗ trợ học phí, ký túc xá trong suốt thời gian tham gia khóa đào tạo chính thức, tặng vé máy bay 2 chiều. Sau khi hoàn thành chương trình và về nước đúng thời hạn, thực tập sinh sẽ được IM Japan hỗ trợ từ 600.000 đến 1 triệu yen (tương đương 120 - 200 triệu đồng) để khởi nghiệp.

"Bản ghi nhớ lần này bổ sung một số nội dung để mở rộng đối tượng tuyển chọn và nâng cao quyền lợi cho thực tập sinh tham gia chương trình như: Mở rộng độ tuổi tuyển chọn từ 18 - 30 tuổi (trước đây từ 20 - 30 tuổi); tăng chi phí hỗ trợ tiền ký túc xá trong thời gian đào tạo tại Việt Nam cho người lao động; chi trả tiền khuyến khích sự nghiệp cho cả những thực tập sinh kỹ năng đang thực tập giai đoạn 3 phải dừng chương trình thực tập và về nước giữa chừng vì lý do cá nhân", đại diện Trung tâm Lao động ngoài nước nhấn mạnh./.

Theo Tú Anh/laodongthudo.vn

Link gốc: https://laodongthudo.vn/nhung-diem-moi-doi-voi-lao-dong-sang-nhat-ban-lam-viec-143041.html

Tin khác

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có phản hồi về chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định hiện nay và cách tính lương hưu đối với người lao động trong trường hợp này.
Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ triển khai thu tiền BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo mức lương cơ sở mới (2.340.000 đồng/tháng) từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết, người lao động hoàn toàn có thể tự đóng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn để bảo vệ người lao động tốt hơn

Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn để bảo vệ người lao động tốt hơn

Qua thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí cần sửa Luật Công đoàn để khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, tiếp cận và xử lý các vấn đề mới phát sinh.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Sáng 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho cơ quan báo, chí về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Dù phải làm những công việc giản đơn, bấp bênh, song nhiều lao động phi chính thức vẫn không mặn mà với việc học nghề để có một công việc chắc chắn với thu nhập ổn định hơn.
Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có phản hồi về chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định hiện nay và cách tính lương hưu đối với người lao động trong trường hợp này.
Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng

Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ triển khai thu tiền BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo mức lương cơ sở mới (2.340.000 đồng/tháng) từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết, người lao động hoàn toàn có thể tự đóng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn để bảo vệ người lao động tốt hơn

Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn để bảo vệ người lao động tốt hơn

Qua thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí cần sửa Luật Công đoàn để khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, tiếp cận và xử lý các vấn đề mới phát sinh.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến NLĐ và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng"

Sáng nay (7/6), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”

Sáng 4/6, tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Tiên Dương (huyện Đông Anh), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách liên quan đến người lao động”.
Quốc hội thảo luận về hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Quốc hội thảo luận về hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án.
Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 43, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 56% kế hoạch, phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (24/5), tại Hội trường Trung tâm Chính trị quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”

Sáng nay (22/5), tại Hội trường Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô phối hợp cùng Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”.
Sơn Tây: Trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác

Sơn Tây: Trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác

(LĐ&PL) Ngày 16/5, Thị ủy Sơn Tây tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Trong đó, có một đảng viên được nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

TRỰC TUYẾN: Đối thoại về chính sách pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về công tác chăm lo sức khỏe cũng như pháp luật về lao động, chế độ bảo hiểm, hôm nay (16/5), tại Hội trường Huyện ủy Thanh Trì, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách với chủ đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
Xem thêm
Phiên bản di động