Đề xuất xây dựng luật về lương tối thiểu vùng

Lợi, quyền lao động 07:51 | 17/06/2022
Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12.6.2022 về mức lương tối thiểu đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động. Bên cạnh quy định về lương tối thiểu tháng, lần đầu tiên nước ta có lương tối thiểu giờ và điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương này trên cả nước.
Bàn giải pháp để đưa lương tối thiểu tiếp cận mức sống tối thiểu Mong mỏi “lương tăng, giá đừng tăng”
Đề xuất xây dựng luật về lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh từ ngày 1.7.2022. Ảnh: Hải Nguyễn

Ai được điều chỉnh lương tối thiểu?

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo đó, tiền lương tối thiểu trả cho NLĐ (chưa bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) phải ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng được công bố.

Như vậy, từ ngày 1.7, khi lương tối thiểu vùng tăng, các doanh nghiệp (DN) sẽ phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp để trả cho NLĐ. DN chỉ buộc phải tăng lương cho những NLĐ đang được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Với những trường hợp đã được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới, DN không có trách nhiệm phải tăng lương.

Ngoài mức lương tối thiểu vùng theo tháng, lần đầu tiên Việt Nam có mức lương tối thiểu được ấn định theo giờ. Theo đó, mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo giờ.

Trao đổi về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng, ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam (Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Hà Nội) - cho biết: “Công ty đã thực hiện tăng lương tối thiểu vùng cho NLĐ từ 1.1.2022. Lương tối thiểu hiện hành đang áp dụng cao hơn nhiều so với quy định. Cụ thể, chúng tôi tăng lương 3% so với năm 2021 và 6% so với năm 2020. Vì vậy, công ty sẽ không thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ 1.7 bởi đang áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn quy định sắp có hiệu lực tới đây”.

Đánh giá tác động của lương tối thiểu

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTBXH) - cho biết, Việt Nam là một trong những nước thực hiện theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO về lương tối thiểu. Khi đó, xây dựng lương tối thiểu dựa trên nhóm yếu tố: Nhu cầu sống của NLĐ và gia đình họ; chỉ số giá sinh hoạt; khả năng chi trả của DN; tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc điểm về cung cầu lao động và các chi phí xã hội khác có liên quan đến NLĐ...

Lương tối thiểu vùng là mức trả thấp nhất cho NLĐ làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở thấp nhất để các bên đàm phán, thương lượng mức lương thực tế.

Về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng tăng 6% so với hiện hành, áp dụng từ 1.7 tới đây, bà Hương đồng tình với quyết định này. Song, chuyên gia nhấn mạnh khâu tổ chức, giám sát thực thi lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp cần coi trọng. Bên cạnh đó, cần phải có đánh giá tác động của việc điều chỉnh lương đối với NLĐ và DN. Đây là mức trần thấp nhất bảo vệ người lao động, chuyên gia này khuyến khích DN và NLĐ có mức lương thương lượng cao hơn.

“Hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được luật về lương tối thiểu. Cho nên, mỗi năm cần đợi Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp và đề xuất mức và thời điểm điều chỉnh. Những điều chỉnh chủ yếu tập trung vào mức điều chỉnh theo chỉ số CPI, tăng trưởng kinh tế… Vì vậy phải thúc đẩy việc xây dựng luật về lương tối thiểu. Sau đó, cứ theo quy định để áp dụng thực hiện” - bà Hương nhấn mạnh.

Lý giải về đề xuất này, bà Hương cho rằng, khi còn là thành viên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mỗi khi hội đồng “rục rịch” họp bàn về lương tối thiểu là giá cả lại tăng theo. “Khi nghe tác động lương tối thiểu, thường giá cả sẽ tăng lên. Vì vậy, chúng ta cần thúc đẩy việc xây dựng luật lương tối thiểu” - bà Hương nói.

Từ 1.7, mức lương tối thiểu theo giờ của NLĐ được tính thế nào?

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, bên cạnh mức lương tối thiểu theo tháng và theo giờ còn có cách tính lương cho người lao động có hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán.

Các mức lương này sẽ được quy đổi theo tháng hoặc theo giờ và mức lương của các hình thức này không thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc giờ.

Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Khi tính trong thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn thì mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ được tính như sau:

Mức lương quy đổi theo giờ = Lương theo tuần, ngày: Số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán: Số giờ làm việc trong giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Mức lương quy đổi theo tháng = Mức lương theo tuần x 52 tuần: 12 tháng hoặc mức lương theo ngày x số ngày làm việc bình thường/tháng hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong giờ làm việc bình thường của tháng.

Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Theo Anh Thư/laodong.vn

https://laodong.vn/cong-doan/de-xuat-xay-dung-luat-ve-luong-toi-thieu-vung-1057265.ldo

Link gốc: https://laodong.vn/cong-doan/de-xuat-xay-dung-luat-ve-luong-toi-thieu-vung-1057265.ldo

Tin khác

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (11/5), tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (Lô CN 2) - Khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề: “Chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

Công đoàn Viên chức Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức khám sức khoẻ cho 500 đoàn viên, người lao động. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Tháng Công nhân năm 2024.
Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Trước những nguy cơ về mất an toàn vệ sinh lao động, TS Đỗ Thị Lan Chi, Phó Trưởng Khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp - Trường Đại học Công đoàn cho rằng người lao động phải biết tự rèn luyện kỹ năng đánh giá rủi ro tại nơi làm việc. Bởi đây chính là yếu tố “sống còn” để người lao động có sức khỏe, sự an toàn để tiếp tục lao động.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

Chiều ngày 7/5/2024, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

Sáng nay (4/5), tại Hội trường Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long (ngõ 134, phố Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, An toàn vệ sinh lao động; nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024

Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi. Trong đó, tiêu biểu là các hoạt động “Tiếp xúc, đối thoại chuyên đề giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với công nhân và tổ chức Công đoàn”; “Cảm ơn người lao động”…
Trợ cấp thất nghiệp: Người lao động hưởng tối đa không quá 12 tháng

Trợ cấp thất nghiệp: Người lao động hưởng tối đa không quá 12 tháng

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
LĐLĐ huyện Đan Phượng triển khai Chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động

LĐLĐ huyện Đan Phượng triển khai Chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng vừa triển khai tổ chức chương trình "Bữa cơm Công đoàn", cảm ơn người lao động ở một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và 45 năm thành lập Công đoàn huyện Đan Phượng.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

Sáng nay (11/5), tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (Lô CN 2) - Khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề: “Chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

500 người lao động được khám sức khỏe miễn phí

Công đoàn Viên chức Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức khám sức khoẻ cho 500 đoàn viên, người lao động. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Tháng Công nhân năm 2024.
Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Biết tự đánh giá rủi ro là kỹ năng “sống còn” của người lao động

Trước những nguy cơ về mất an toàn vệ sinh lao động, TS Đỗ Thị Lan Chi, Phó Trưởng Khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp - Trường Đại học Công đoàn cho rằng người lao động phải biết tự rèn luyện kỹ năng đánh giá rủi ro tại nơi làm việc. Bởi đây chính là yếu tố “sống còn” để người lao động có sức khỏe, sự an toàn để tiếp tục lao động.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

Chiều ngày 7/5/2024, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

Sáng nay (4/5), tại Hội trường Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long (ngõ 134, phố Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, An toàn vệ sinh lao động; nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Xác định người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp, trong những năm qua, công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động luôn được Ban lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH PHD (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) chú trọng quan tâm.
Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Từ đó, giúp đoàn viên, người lao động yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với tổ chức Công đoàn và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Xem thêm
Phiên bản di động